Từ thời xưa con người đã tưởng tượng và gửi gắm hình ảnh vầng trăng viên mãn vào những chiếc bánh Trung Thu tròn đầy. Bánh Trung Thu hay còn gọi là Bánh Vầng Trăng hay Nguyệt Bính mang trong mình những ý nghĩa về nguồn gốc, xứ sở sâu sắc, đậm giá trị văn hoá mà ít ai biết đến.


học làm bánh trung thu gà quay xá xíu

Bánh Trung Thu tròn đầy biểu trưng cho cho sự viên mãn


Tết Trung Thu còn được gọi là Tết Đoàn Viên, đây là thời gian những người thân trong gia đình quây quần bên nhau, thưởng thức những chiếc bánh trung thu xinh xắn, đậm vị, nhâm nhi trà nóng và ngắm trăng tròn ngày rằm tháng 8. Bánh Trung Thu bắt nguồn từ Trung Quốc và được truyền bá đến Việt Nam, lâu dần trở thành một nét văn hoá đặc sắc của người Việt. Tết Trung Thu được coi là ngày lễ lớn thứ 3 tại Việt Nam.


Bánh Trung Thu có tính tượng hình rõ nét. Vầng trăng tròn đầy, dịu dàng đại diện cho người phụ nữ xinh đẹp vẹn toàn công, dung, ngôn, hạnh. Chính vì thế, Tết Trung Thu tại Trung Hoa, người phụ nữ trong gia đình thường bày tiệc cúng trăng với hương đèn cùng mâm ngũ quả và Nguyệt Bính. Khi tục lệ này du nhập vào Việt Nam cũng đã được biến đổi đôi chút để phù hợp hơn với văn hoá người Việt. Theo đó, ở miền Bắc, mỗi dịp Rằm tháng 8, người phụ nữ cũng thường bày tiệc cúng trăng với hương và hoa quả tươi cùng bánh Trung Thu. Bên cạnh đó, mâm cúng còn kèm theo rất nhiều bánh mứt, hạt dưa, hạt điều,…


tết trung thu tết xum vầy đoàn viên

Tết Trung Thu là Tết của sự xum vầy, đoàn viên


Có rất nhiều tích truyền thú vị về nguồn gốc, xuất xứ của bánh Trung Thu được người xưa truyền lại. Tương truyền rằng, cuối thời Nguyên của Trung Quốc có hai vị lãnh tự của phong trào nông dân là Chu Nguyên Chương và Lương Bá Ôn. Hai vị này đã lãnh đạo nhân dân đứng dậy chống lại chế độ thống trị tàn ác. Để có thể lưu truyền tin tức một cách bí mật, nghĩa quân thường giấu mật thư trong những chiếc bánh tròn. Đặc biệt, trong những chiếc bánh này đều có tờ giấy ước định thời gian khởi nghĩa là lúc trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng 8 âm lịch. Để tưởng nhớ những vị lạnh tụ vĩ đại cùng nghĩa quân anh hùng, người Trung Quốc đã lấy bánh Trung Thu làm biểu tượng cho chiến tích này.


Ý nghĩa từ những chiếc bánh trung thu


Vào ngày Tết Trung Thu, người ta thường trao tặng nhau những chiếc bánh Trung Thu thay cho lời chúc ý nghĩa về mọi sự viên mãn, tròn đầy trong cuộc sống. Đây được xem như món quà tinh thần giá trị không thể thiếu trong dịp Tết Trung Thu. Ở Việt Nam, bánh Trung Thu nổi tiếng với hai loại bánh dẻo và bánh nướng.


Bánh dẻo được làm từ bột nếp trắng tinh nhồi nhuyễn với nước đường và nước hoa bưởi thơm lừng, đúc trong khuôn gỗ hình tròn, nhân bánh thường được làm từ hạt sen hay đậu xanh nghiền nhuyễn. Bánh Trung Thu dẻo thường mang hương vị dịu nhẹ, ngọt ngào rất dễ chịu. Hình tròn và màu trắng tinh khiết của bánh biểu tượng cho sự đoàn viên, khắng khít trong tình cảm vợ chồng.


bánh trung thu dẻo nhân thập cẩm

Bánh dẻo trắng trong, tinh khiết tượng trưng cho sự khắng khít trong tình cảm vợ chồng


Bánh nướng với hai phần: vỏ bánh và nhân bánh. Vỏ bánh được làm từ bột mì lên men trộn với trứng gà, nướng thơm phức. Nhân bánh với đủ vị đa dạng từ đậu xanh, hạt sen, thập cẩm, gà quay lạp xưởng trứng muối,…Hình tròn trong nhân thể hiện sự viên mãn, gắn kết. Chút mặn ngọt hoà quyện của nhân bánh tượng trưng cho những khoảnh khắc vui buồn trong cuộc sống.


bánh trung thu đậu xanh trứng muối

Bánh trung thu nướng với nhân đậm vị tượng trưng cho những ngọt bùi trong cuộc sống


Làm bánh trung thu handmade tại nhà vào mỗi dịp Rằm tháng 8 để thờ cúng tổ tiên và thưởng thức cùng gia đình đã trở thành xu hướng của nhiều gia đình Việt, đặc biệt là với những người phụ nữ trong gia đình. Học làm bánh Trung Thu để tự tay làm nên những chiếc bánh thơm ngon, đậm vị dành tặng cho gia đình người thân và bạn bè sẽ là món quà tinh thần ý nghĩa trong dịp Tết Trung Thu sắp tới.


Nguồn: Hội Đầu Bếp Á Âu